Đâu là những mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn từ 4-5 tuổi?
Trước khi bạn nhận ra, những đứa trẻ lên điềm tĩnh đã trở nên bùng nổ năng lượng, hung hăng hơn, hành vi ra khỏi kiểm soát. Điều đó có thể nhắc bạn nhớ về những khó khăn mà bạn đã từng trải qua khi chúng hai tuổi.
Cũng rõ ràng trong thời gian này là sự bùng nổ dữ dội của những ý tưởng tưởng tượng xuất phát từ tâm trí và miệng của trẻ. Tất cả các hành vi và nhữn suy nghĩ này sẽ giúp con bạn xây dựng một nền tảng an toàn chuẩn bị cho việc vào mẫu giáo.
Đây là 1 số dấu mốc để tra cứu.
Những dấu mốc về vận động:
- Đứng trên 1 chân trong thời gian khoảng 10s hoặc lâu hơn
- Nhảy lò cò, lộn nhào
- Lắc, trèo
- Có thể nhảy dây
Những dấu mốc phát triển cơ nhỏ:
- Chép lại hình tam giác và 1 vài hình học khác
- Vẽ cơ thể người
- In số chữ cái
- Mặc quần áo và cởi mà không cần trợ giúp
- Sử dụng thìa, dĩa và đôi khi là cả dao
- Thường xuyên quan tâm đến nhu cầu đi vệ sinh của bản thân
Mốc phát triển ngôn ngữ:
- Nhớ lại 1 phần của câu chuyện
- Nói những câu dài hơn 5 từ
- Sử dụng thì tương lai
- Kể những câu chuyện dài hơn
- Nói tên và địa chỉ
Mốc phát triển nhận thức:
- Có thể đếm đến 10 hoặc nhiều hơn
- Có thể nói đúng tên 4 loại màu
- Hiểu tốt hơn khái niệm thời gian
- Biết những từ dùng hàng ngày trong nhà ( tiền, đồ vật, thức ăn)
Mốc phát triển cảm xúc, xã hội:
- Muốn làm hài lòng bạn mình
- Muốn giống người bạn của mình
- Có xu hướng tuân đồng ý tuân theo quy tắc hơn
- Thích hát, nhảy, vận động
- Tỏ ra độc lập hơn và có thể tự thăm nhà hàng xóm
- Nhận thức được về giới tính
- Có thể phân tách thực tế và tưởng tượng
- Đôi khi đòi hỏi, yêu cầu, đôi khi hăng hái hợp tác
Những lưu ý:
Bởi vì mỗi đứa trẻ phát triển theo những tiêu chí riêng, là điều không thể khi nói chính xác khi nào và như thế nào trẻ sẽ thành thục những kĩ năng được trao cho. Dấu mốc phát triển được liệt ra ở đây sẽ cho bạn những ý tưởng về những thay đổi bạn có thể mong đợi ở đứa trẻ của mình khi nó lớn lên, nhưng không có gì đáng báo động nếu sự phát triển của trẻ có những điểm khác không lớn. Tuy nhiên, thông báo cho bác sĩ nhi khoa bất kỳ những dấu hiệu nào của sự chậm phát triển so với lứa tuổi được liệt kê dưới đây:
- Thể hiện hành vi cực kỳ sợ hãi hoặc nhút nhát
- Thể hiện hành vi cực kỳ hung hãn
- Không có khả năng tách ra khỏi bố mẹ mà không có những phản ứng mãnh liệt
- Dễ bị phân tán và không thể tập trung vào bất cứ hoạt động nào quá 5 phút
- Thể hiện ít sự thích thú trong việc chơi với những đứa trẻ khác
- Từ chối tương tác với người khác, hoặc chỉ tương tác hời hợt
- Hiếm khi sử dụng trí tưởng tượng khi chơi
- Có thể không hạnh phúc hay buồn phần lớn thời gian
- Không hứng thú tham gia vào nhiều hoạt động đa dạng.
- Tránh xa hoặc có vẻ xa cách với các trẻ em và người lớn khác
- Không diễn tả nhiều cảm xúc
- Có vấn đề ăn uống, ngủ nghỉ, hoặc sử dụng nhà vệ sinh
- Không thể phân biệt giữa tưởng tượng và thực tế
- Có vẻ thụ động bất thường
- Không thể hiểu hiệu lệnh gồm hai phần cái mà sử dụng các giới từ ( VD như”Đặt cốc lên bàn”, “Lấy quả bóng dưới ghế.”)
- Không thể nói ra tên và họ của mình một cách chính xác
- Không sử dụng số nhiều hay thì quá khứ đúng khi nói
- Không nói về các hoạt động hàng ngày và kinh nghiệm của mình
- Không thể xây dựng một tháp từ sáu đến tám khối
- Có vẻ khó khăn khi cầm bút sáp màu
- Gặp vấn đề khi cởi quần áo
- Không thể đánh răng hiệu quả
- Không thể rửa và làm khô tay
Nguồn chăm sóc cho em bé và trẻ em của bạn: sơ sinh đến 5 tuổi (bản quyền © 2009 Viện Nhi Khoa Mỹ